Ở động cơ đốt trong có sử dụng hệ thống đánh lửa, bugi làm nhiệm vụ phát tia lửa điện, kích thích sự bốc cháy hỗn hợp khí – nhiên liệu. Ngoài ra bugi phải tản nhiệt thật nhanh để giảm bớt áp lực trong buồng đốt, điều kiện làm việc khắc nghiệt “lúc nóng lúc lạnh” như vậy, bugi trở thành chi tiết nhanh hỏng nhất trong hệ thống đánh lửa.
Ở động cơ đốt trong có sử dụng hệ thống đánh lửa, bugi làm nhiệm vụ phát tia lửa điện, kích thích sự bốc cháy hỗn hợp khí – nhiên liệu. Ngoài ra bugi phải tản nhiệt thật nhanh để giảm bớt áp lực trong buồng đốt, điều kiện làm việc khắc nghiệt “lúc nóng lúc lạnh” như vậy, bugi trở thành chi tiết nhanh hỏng nhất trong hệ thống đánh lửa. Khi hư hỏng, sự phát tia lửa của bugi thay đổi cả về thời điểm và cường độ, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bốc cháy hỗn hợp khí – nhiên liệu dẫn đến công suất động cơ bị suy giảm động cơ vận hành không ổn định được thậm chí không vận hành được.
Phân loại bugi. Hiện tại trên thị trường gồm có các loại bugi sau:
BUGI CÓ ĐIỆN CỰC ĐÁNH LỬA BẰNG NICKEN – THƯỜNG GỌI LÀ BUGI NICKEN.
Bugi Niken là loại bugi tiêu chuẩn, được lắp cho đại đa số các động cơ khi xuất xưởng. Mặc dù tuổi thọ của nhà sản xuất đưa ra chỉ là từ 8’000 km tới 10’000 km và nhiệt độ nóng chảy vào khoảng 1400 đô c, bugi Niken có cực dương làm bằng kim loại Niken, có tình bền kém và khả năng phát tia lửa kém (tia lửa không tập trung, nhất là khi cực dương bị mòn do quá trình hoạt động) dẫn đến hiện tượng nhiên liệu bị đốt cháy không hết, lãng phí nhiên liệu.
BUGI CÓ ĐIỆN CỰC ĐÁNH LỬA BẰNG PLATINNUM – THƯỜNG GỌI LÀ BUGI PLATIN HAY BẠCH KIM
Bugi Platinum (Bạch kim) rất được ưa chuộng sử dụng cho các loại động cơ cao cấp trên thế giới. Bugi Platinum có cực dương làm bằng kim loại platin có tính trơ, rất ít bị ăn mòn thậm chí ở nhiệt độ cao. Tuổi thọ của bugi Platin cao gấp hai lần tuổi thọ của bugi Niken và nhiệt độ nóng chảy của nó lên tới 1750 độ c .Được đánh giá cao khi sử dụng cho các loại động cơ đốt trong.